Đối với một doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh vực nào, website spa là công cụ cần thiết và tối thiểu mà họ cần phải có. Với những lĩnh vực khác nhau, chúng ta sẽ có những tiêu chuẩn và xu hướng thiết kế website khác nhau. Với lĩnh vực spa – thẩm mỹ – làm đẹp, một website hoàn hảo không chỉ cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ, công ty mà còn tạo cho khách hàng cảm giác chuyên nghiệp và thích thú. Dưới đây là 7 xu hướng website spa – thẩm mỹ làm đẹp nổi bật mà chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn được tổng hợp từ những thông tin của đơn vị hàng đầu ví dụ như dịch vụ thiết kế web spa Mona Media.
Phong cách thiết kế website tối giản
Đã qua rồi cái thời thiết kế website phải trông thật bắt mắt và cầu kỳ, sự tối giản chính là yếu tố lên ngôi trong những năm gần đây. Một website đơn giản sẽ tập trung vào việc chắt lọc những thành tố và nội dung quan trọng, không gây rối mắt, giúp người dùng dễ dàng thấy những gì họ cần. Ngoài ra, sự tối giản giúp website có thể thích ứng và áp dụng phù hợp trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm và không có tình trạng bị lỗi thời. Đặc biệt đối với lĩnh vực dịch vụ, điều quan trọng để khách hàng tin chọn sử dụng đó chính là tạo nên thiện cảm, cảm giác uy tín và chuyên nghiệp. Những website theo xu hướng tối giản sẽ đáp ứng tiêu chí này tốt hơn. Thời gian vừa qua xu hướng tối giản này đang được ưa chuộng, được dân thiết kế web sử dụng nhiều. Để áp dụng phong cách này, có một số yếu tố cần lưu ý, chẳng hạn sử dụng font chữ không chân, dùng chỉ từ 2-3 màu sắc, sử dụng màu nền tươi sáng tương phản font chữ…
Phát triển nội dung bằng nhiều hình thức khác nhau
Có một thực tế rằng người dùng ngày nay càng lười đọc và có xu hướng tránh xa với những nội dung chỉ toàn là văn bản. Quá nhiều chữ, quá nhiều thông tin sẽ khiến họ rối mắt, cảm thấy nhàm chán, và điều quan trọng nhất là họ không có thời gian để đọc toàn bộ những thông tin cần. Do đó, việc đa dạng hóa các hình thức trình bày nội dung là phương thức để giữ chân người truy cập ở lại và tiếp nhận những thông tin quan trọng của website. Trước đây content bằng text được coi là king, nhưng ngày nay, nó có thể phát triển thành nhiều hình thức như hình ảnh, video, inforgrahic, GIF… Đặc biệt với lĩnh vực spa, không gì hiệu quả hơn những hình ảnh chứa hơn ngàn câu chữ, đồng thời thu hút ánh nhìn ngay từ những giây đầu tiên. Với những nội dung text quá dài, một video sống động, với đầy đủ hình ảnh, âm thanh, âm nhạc… là sẽ cách giúp bạn truyền tải thông điệp đến khách hàng một cách trọn vẹn.
Ưu tiên pop-up các thông tin nổi bật
Việc gây ấn tượng với khách hàng trong vòng 3s đầu tiên họ truy cập website là rất quan trọng. Và khoảng thời gian ngắn ngủi đó, bạn cần chọn lọc những thông tin cần hiển thị để thu hút họ ở lại lâu hơn, thực hiện các thao tác tiếp theo. Với lĩnh vực spa – thẩm mỹ – làm đẹp, bên cạnh thông tin chi tiết về dịch vụ, voucher và đặt lịch hẹn trước trên website sẽ là yếu tố kích thích doanh thu đáng kể. Bởi nếu voucher khuyến mãi sẽ kích thích việc đưa ra quyết định cuối cùng, thì tính năng đặt lịch hẹn trực tuyến sẽ là yếu tố CTA, giúp họ nhanh chóng thực hiện hành động thay vì phải tốn thời gian quá lâu để liên hệ. Khách hàng dễ dàng đặt lịch hẹn ngay cả khi đã qua thời gian hoạt động chính thức. Đồng thời người quản trị website dễ dàng thu thập thông tin người dùng để lại, từ đó có những phân tích chính xác và làm cơ sở dữ liệu cho những chiến lược Marketing online khác (email Marketing, Google Ads…)
Sử dụng chatbot trong website
Chatbot là một chương trình kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) để thay thế cho con người nhằm tư vấn trả lời những thắc mắc của khách hàng qua hình thức tin nhắn (Textual) hoặc âm thanh (Audiotory). Chatbot có thể được tích hợp vào phần mềm quản lý tiệm spa hoặc dùng như một công cụ bán hàng hay chăm sóc khách hàng hữu hiệu, chủ động, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian và công sức hơn, giúp bạn không bỏ sót thông tin hay thắc mắc nào của khách hàng. Sự phát triển của chatbot không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực thiết kế web spa làm đẹp mà còn lan rộng sang nhiều lĩnh vực khác, bởi nó là cách hữu hiệu để khiến khách hàng hài lòng, tin tưởng vào dịch vụ ngay cả khi nhân viên bạn không hoạt động. Đó cũng là yếu tố quan trọng trong các nhóm ngành dịch vụ và là yếu tố cạnh tranh cốt lõi giữa bạn và đối thủ.
Tập trung vào điều hướng người dùng
Hệ thống điều hướng website (cấu trúc liên kết nội bộ) là các đường dẫn bên trong website để kết nối các trang với nhau, thường được chia thành 2 phần chính: chỉ dẫn vị trí và điều khiển điều hướng. Mục đích của hệ thống điều hướng chính là giúp người dùng dễ tìm thấy thông tin họ cần trên website. Hãy đặt mình vào vị trí của nhiều kiểu người dùng khác nhau, tự đặt câu hỏi rằng mình đang ở đâu và làm thế nào để đi đến những nơi khác trên website. Có những người chỉ muốn tìm kiếm địa chỉ web thì sẽ chọn chỗ nào, những người muốn biết về giá cả dịch vụ sẽ thực hiện ra sao. Khi điều hướng website được xây dựng một cách khoa học và logic, mọi thứ sẽ được sắp xếp tốt cho cả trải nghiệm người dùng lẫn hiệu suất SEO. Người dùng có được thông tin họ cần, tăng khả năng chuyển đổi bán hàng, đồng thời khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm lớn hơn.
Đầu tư vào thiết kế web đáp ứng
Thiết kế web đáp ứng (Responsive web design) là một trong những xu hướng được những người thiết kế website nhắc đến rất nhiều trong vài năm trở lại đây, khi hành vi truy cập Internet của người dùng dần ưu tiên các thiết bị di động tiện lợi. Responsive web design chứa các mã HTML và CSS, thay đổi cách hiển thị trang trên thiết bị khác nhau, như nguyên lý của chất lỏng và sẽ tự động thích nghi với từng môi trường hiển thị, bất kể kích thước màn hình như thế nào để duy trì sự hiển thị nội dung nhất quán, đảm bảo tính thẩm mỹ trên mọi chế độ phân giải. Việc áp dụng công nghệ này sẽ đem lại độ nhận diện thương hiệu, trải nghiệm thống nhất trên nhiều thiết bị cho người dùng, góp phần thúc đẩy hiệu quả cho SEO, giảm chi phí và công sức quản lý lẫn bảo trì website.
Chú trọng yếu tố UI/UX
Đã qua rồi cái thời thiết kế website chỉ chăm chăm yếu tố SEO, ngày nay các người thiết kế website đã nâng nó lên tầm cao mới qua tiêu chuẩn UI/UX. UI/UX là còn được gọi tên cụ thể của User Interface (giao diện người dùng) và User Experience (trải nghiệm người dùng), là hai khái niệm riêng biệt nhưng luôn song hành với nhau. UX Designer là người sẽ thực hiện các công việc nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển, nội dung và tạo website mẫu để kiểm tra kết quả chất lượng, sau đó UI Designer sẽ tiếp nhận các thông tin từ UX Designer, từ đó đưa ra thiết kế giao diện đồ họa phù hợp nhất như màu sắc, hình ảnh, ngôn ngữ, bố cục, sắp xếp layout… Một website chất lượng là website đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi thực tế của mỗi người dùng khác nhau, thúc đẩy người dùng thực hiện các thao tác tiếp theo, như tìm hiểu thông tin dịch vụ hay doanh nghiệp. Từ đó, nó giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi sử dụng dịch vụ, đặt mua sản phẩm mới và giới thiệu cho những người quen biết. Để thiết kế website có UI/UX tốt cần phải chú trọng nhiều yếu tố từ giao diện, điều hướng, tốc độ tải, nội dung…