Ngộ độc là tình trạng cơ thể bị tổn thương bởi các loại chất độc. Ngộ độc hóa chất là một trong những nguyên nhân gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng ngộ độc chuyển biến xấu có thể dẫn đến tử vong. Cùng Winner Design tìm hiểu cách sơ cứu cho người bị ngộ độc hóa chất, trang bị thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe qua bài viết dưới đây.
Ngộ độc hóa chất là gì?
Ngộ độc hóa chất là tình trạng cơ thể con người bị tổn thương bởi các loại hóa chất như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu… Những loại hóa chất có tính ăn mòn mạnh sẽ làm vùng cơ thể tiếp xúc bị chảy máu, phồng rộp, lở loét và hoại tử.
Người bị nhiễm độc hóa chất thường bị tổn thương hệ thần kinh trung ương trước tiên. Người bị nhiễm độc hóa chất thường bị tổn thương hệ thần kinh trung ương trước tiên.Tùy vào từng loại hóa chất và nồng độ tiếp xúc mà dấu hiệu của cơ thể khi ngộ độc sẽ có sự khác nhau.
Những loại hóa chất tác dụng chậm chỉ khiến nạn nhân ho, đau vùng thượng vị, đau vùng ngực, phát ban, chảy máu cam và dần đi vào hôn mê. Các loại hóa chất mạnh sẽ khiến nạn nhân khó thở, thiếu oxy, tím tái, suy hô hấp, giảm nhịp tim ngay lập tức.
Người bị ngộ độc còn xuất hiện dấu hiệu rối loạn ý thức, thường xuyên khóc la, giãy dụa, co giật. Diễn biến của bệnh nhanh hơn nếu đối tượng bị ngộ độc là trẻ em, người có sức khỏe yếu, người già…
Có hai kiểu ngộ độc hóa chất thường gặp là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính:
- Ngộ độc cấp tính là khi cơ thể tiếp xúc với hóa chất trong thời gian rất ngắn. Dấu hiệu ngộ độc của cơ thể phụ thuộc nhiều vào mức độ tiếp xúc với hóa chất.
- Ngộ độc mãn tính là trường hợp tiếp xúc với hóa chất lâu dài, bị phơi nhiễm trong thời gian dài. Vậy nên các dấu hiệu của bệnh cũng biểu hiện phong phú hơn, đồng thời khả năng khiến cơ thể suy yếu, gây tử vong cũng cao hơn.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc hóa chất
Khi bị ngộ độc thì hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường, như nuốt, hít, tiêm, chạm vào hóa chất. Chỉ cần một lượng chất độc lọt vào cơ thể đều sẽ gây ra nguy cơ sức khỏe cho con người.
Hóa chất có thể gây ra ngộ độc qua đường tiêu hóa hoặc bởi sự tiếp xúc với da, niêm mạc, qua đường máu do bị côn trùng đốt, do sống trong môi trường độc hại thời gian dài.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc có thể kể đến như:
- Trong sinh hoạt thường ngày: Ngộ độc do viêc uống phải chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, các loại thuốc, bả chuột…
- Trong lao động, sản xuất: Ngộ độc do hít hơi, khói độc hại hay tia phóng xạ.
Hậu quả của tình trạng ngộ độc hóa chất
Ngộ độc hóa chất là tình trạng đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Không chỉ bởi khả năng cơ thể bị hóa chất phá hủy mà còn do thời gian hóa chất xâm nhập vào cơ thể quá nhanh. Việc điều trị, loại bỏ hóa chất ra khỏi cơ thể hoàn toàn là một điều khó khăn, đặc biệt với những tình trạng phát hiện muộn.
Nạn nhân bị ngộ độc có thể bị tàn phá các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, gan…, phần tiếp xúc trực tiếp với hóa chất như phần mô, biểu bì. Hóa chất độ ăn mòn cao còn gây ra bỏng cấp tính cho nạn nhân. Dù được chữa khỏi nhưng nguy cơ về di chứng tinh thần cũng rất lớn. Nếu ngộ độc quá nặng thì khả năng dẫn đến tử vong cũng rất cao.
Cách sơ cứu cho người bị ngộ độc hóa chất
Bước 1: Di chuyển nạn nhân ra khu vực an toàn
Ngay khi phát hiện nạn nhân tiếp xúc với hóa chất và có các dấu hiệu như khó thở, ngừng thở, không kiểm soát được bản thân, co giật, kích động… thì cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới khu vực an toàn. Xác định nguyên nhân khiến nạn nhân ngộ độc để có biện pháp sơ cứu phù hợp nhất.
Bước 2: Cởi bỏ các vật dụng và rửa vùng da bị nhiễm độc
Để ngăn ngừa chất độc tiếp tục xâm nhập vào cơ thể nạn nhân, cần cởi bỏ các vật dụng và rửa vùng da đã bị nhiễm độc. Trong quá trình này nên hạn chế di chuyển nạn nhân hoặc cho nạn nhân cử động để tránh hóa chất lan nhanh trong cơ thể.
- Trường hợp nuốt phải hóa chất: Loại bỏ tất cả các tạp chất còn sót lại trong nạn nhân. Nếu có thông tin của loại hóa chất tại hiện trường, hãy đọc ngay hướng dẫn trên bao bì cách xử lý khi bị tai nạn trong quá trình sử dụng.
- Trường hợp bị nhiễm độc trên da: Cởi bỏ quần áo đã dính chất độc, rửa sạch vùng da bị nhiễm trong vòng từ 15 phút đến 20 phút.
- Trường hợp bị nhiễm độc vào mắt: Rửa khu vực mắt dưới vòi nước mát sạch trong ít nhất 15 phút.
- Trường hợp hít phải hóa chất nên nhiễm độc: Đưa nạn nhân tới khu vực có không khí trong lành nhanh chóng.
Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Ngay khi phát hiện ra nạn nhân bị ngộ độc hóa chất cần liên hệ với bệnh viện ngay lập tức. Trường hợp tình trạng nạn nhân có dấu hiệu bất tỉnh, hôn mê phải nhanh chóng liên hệ đến các đơn vị cho thuê xe cứu thương như là Công ty Cấp Cứu Vàng, Cấp cứu 5A, 115 An Tâm,…
Những người tiếp xúc với người bị ngộ độc cần đảm bảo bản thân không dính vào nguồn gây độc, có biện pháp bảo vệ bản thân như đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ.
Trong quá trình thực hiện các bước sơ cứu, hãy nắm rõ các triệu chứng, nguyên nhân gây ra ngộ độc cho nạn nhân. Tìm về loại hóa chất gây ngộ độc, tình trạng sức khỏe hiện tại để cung cấp thêm thông tin cho nhân viên y tế, rút ngắn thời gian chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhanh chóng.
Hướng dẫn phòng ngừa ngộ độc hóa chất
Các loại hóa chất độc hại luôn được ghi chú rõ ràng trên bao bì và chỉ được lưu thông trong những khu vực nhất định. Để phòng ngừa tình trạng ngộ độc cần đảm bảo tuân thủ các quy chế về an toàn lao động. Khi sử dụng thuốc hãy chú ý đến tên sản phẩm, cách dùng ghi chú trong bao bì.
Các đơn vị cần phải treo biển cảnh bảo ở khu vực có hóa chất nguy hiểm. Môi trường làm việc tiếp xúc với hóa chất, nhân viên cần được trang bị thiết bị bảo hộ lao động. Hãy thường xuyên trang bị kiến thức về sơ cấp cứu để tự bảo vệ bản thân và người khác khi xảy ra tai nạn.
Bài viết trên đã giới thiệu những thông tin cơ bản về cách sơ cứu cho người bị ngộ độc hóa chất. Hy vọng qua đây bạn đã biết cách xử lý khẩn cấp khi gặp tình trạng ngộ độc này.